Nhân đọc bài này: Báo động rủi ro cơ cấu kỳ hạn (Thanh niên). Tự dưng có một số random thoughts, cũng không cần phải sắp xếp lại 🙂

Nguyên nhân nào gây nên những khó khăn hiện tại của hệ thống NH?

Về vĩ mô, nguyên nhân chỉ có thể là Chênh lệch tích lũy Đầu tư và Tiết kiệm ngày càng dãn ra, đẩy Ls thị trường ngày càng tăng lên với nhu cầu vốn rất thiếu (nguyên nhân của sự giãn ra này là do đầu tư mạnh và kém hiệu quả). Trong khi Về cơ cấu nguồn vốn, đầu tư xã hội lớn trong môi trường vốn NH (tín dụng) là vốn chính yếu, chiếm từ 45% trở lên tổng vốn, thì buộc các NHTM phải hoạt động hết công suất để “trung chuyển” vốn (từ tiết kiệm đến đầu tư) (Bank based financial system)

Về vi mô, đó là khủng hoảng bảng TKTS của hệ thống NHTM. Từ đó, bao gồm: Tổng TS tăng quá nhanh, chênh lệch cơ cấu kỳ hạn (gây nên rủi ro thanh khoản), vốn không ổn định (các nguồn không ổn định tham giá vào tín dụng như vốn ngắn hạn, vốn liên NH, vốn của SBV, tiền gửi nước ngoài,…). Chú ý, nếu tăng dòng vốn nóng, thì sự lệ thuộc vào dòng vốn nóng càng lớn, từ đó, một sự điều chỉnh chính sách (CSTT) sẽ tác động rất lớn đến hệ thống NHTM. Và chất lượng nợ.  (xem thêm) Còn vì sao gây nên những rủi ro này, chỉ có thể hai điều: Quản trị yếu kém của chính NHTM và sự giám sát yếu kém của cơ quan chức năng.

Giải pháp vĩ mô: Chênh lệch tiết kiệm (S) và đầu tư (I) quá lớn nên LS sẽ không thể giảm nhanh. Không chỉ mất cân bằng trong nước (domestic) mà còn cả bên ngoài, tức nhập siêu dai dẵng. CSTT tác động về phía Cung tiền (M) hay Ls đơn lẽ không thể giải quyết được vấn đề Ls và thanh khoản. Kết hợp cả hai (vừa target cung tiền, vừa ấn định Ls không phải là công cụ thông thường của CSTT – vì không thể kết hợp. Với môi trường I và S chênh lệch lớn, việc áp dụng hành chính Ls (ép Ls xuống) thì phần chênh lệch Ls tạo ra (tức Ls cân bằng ban đầu so với Ls hành chính ép lúc sau) sẽ vào túi các NHTM mà không thể hiện được cung cầu thị trường. Nên cần phải:

Giữ Ls ở mức cao để giảm tổng cầu vốn và tăng tiết kiệm, can thiệp tín dụng (trần)

Giảm/trì hoãn và nâng cao hiệu quả đầu tư công (giảm bội chi NSNN) để giảm tổng cầu. (Cái này quan trọng nhất – thuộc về Fiscal policy, nhưng không thể nói nhiều được!)

Tiến hành phá giá VND dần dần về gần giá trị thực. Điều này kết hợp với giảm đầu tư công (giảm áp lực nhập siêu) sẽ tái cân bằng dòng vốn (tức tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu)

Hỗ trợ, phát triển thị trường chứng khoán tăng cung cấp vốn cho Doanh nghiệp.

Thực hiện giải pháp đối với hệ thống NHTM? Nói một câu ngắn gọn là: Hệ thống NHTM đang bị khủng hoảng bảng TKTS (Có thể tưởng tượng: TTS tăng lên cao, nhưng đó là một mớ hỗn độn bao gồm những thành phần  “nóng”). Vậy phải giải quyết cái này trước:

Giữ Ls ở mức cao để giảm tổng cầu vốn và tăng tiết kiệm, can thiệp tín dụng (trần) để điều chỉnh lại cơ cấu vốn của NHTM. Về Ls, giải pháp trước mắt, nên áp trần Ls cho vay để hỗ trợ DN, tuy nhiên, vẫn ở mức đủ cao. Có thể áp trần Ls huy động hoặc thả nỗi. Việc áp trần Ls cho vay và trần tín dụng sẽ giảm nguồn cung tín dụng trường Ls đồng thời Ls huy động đủ cao sẽ tăng dòng tiết kiệm, tăng cơ sở vốn lõi (core deposit) và từ đó cân bằng lại vốn của NHTM (đầu ra giảm, đầu vào tăng).

Tái cấu trúc NHTM, mà quan trọng nhất là tái cấu trúc bảng TKTS, có thể mạnh tay deleveraging, tăng vốn chất lượng cao, capital buffer, xử lý Tài sản xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu – AMC:

Thực hiện quyết liệt và cứng rắn với chế tài nặng: Đầu tiên là Rà soát và cải tiến lại quy trình giám sát các báo cáo để nâng cao chất lượng báo cáo của hệ thống NHTM! Vô cùng quan trọng (“garbage in garbage out!”)

Tiến hành soát xét trên nhiều phương diện và bắt buộc NHTM phải cơ cấu lại bằng các chế tài nặng. Ví dụ, NH nào không đạt được các tiêu chí an toàn (có thể stress test) thì phải ngưng cho vay hoặc cho vay với tỷ lệ rất thấp, ngưng mở rộng mạng lưới hoạt động. Khuyến khích hoạt động M&A (thực tế, nếu NH nào mà bị ngưng hoặc giảm cho vay thì chắc chắn phải tìm đường sáp nhập). Về nhóm chỉ tiêu giám sát, có thể đánh mạnh vào: an toàn vốn (tăng vốn), cấu trúc, nợ xấu, cấu trúc thanh khoản (chênh lệch kỳ hạn, cái này thực tế phải nâng cao chất lượng điều nghiên, soát xét, bởi bằng chất lượng báo cáo hiện tại, NHNN không thể theo kịp). (xem thêm)

Trước mắt, NHTM chỉ một cách cấu trúc duy nhất về thanh khoản là giảm cho vay và tăng huy động. Thế nên, sẽ có những NH cho vay tốt (vì cơ cấu tốt), NH nào mất cân đôi phải bắt buộc họ giảm cho vay hoặc ngưng cho vay.

Về cam kết thanh khoản của NHNN, thanh khoản của NHTW chỉ có thể giúp NHTM cầm hơi, chứ không phải nuôi. Tức là cầm hơi trong quá trình tái cơ cấu lại Tài sản – Vốn. (Cho dù bơm thanh khoản bao nhiêu nữa, nhưng NHTM không tái cơ cấu được thì vô nghĩa, và rủi ro do khủng hoảng bảng TKTS cào cao hơn)

Báo động rủi ro cơ cấu kỳ hạn, Thực tế vấn đề này tôi đã nêu cách đây khá lâu. Có thể xem lại: