Trong entry trước tôi có nói về banlance sheet của NHNN cũng như nghiệp vụ OMO, Tái cấp vốn mà thể hiện qua Outstanding loans (bằng tổng các khoản nợ NHNN bằng nghiệp vụ Repo và Tái cấp vốn ghi bên Nợ của Banlance sheet các toàn hệ thống NH). Một bạn đã email hỏi tôi về B/S của …SBV. Tôi trả lời luôn, là khó hơn mò kim đáy bể! Đến bây giờ vẫn chưa thể biết mặt mũi nó thế nào. Thôi vậy, đành tìm cái B/S và P/L của…Fed vậy!

Balance sheet: Cấu trúc B/S của NHTW nó như thế này.

Ở đây ta thấy B/S của Fed phình rất nhanh do nghiệp vụ in tiền (quan trọng và là độc quyền của NHTW) để cứu nền kinh tế không lún sâu cũng như khôi phục sau khủng hoảng. NHTW càng bơm tiền ra nền kinh tế (CS mở rộng) B/S càng to ra và thông qua nghiệp vụ in tiền. Tiền ở đây có thể là tiền tươi thóc thật, nhưng chủ yếu là tiền được ghi nhận ở tài khoản NHTM gửi tại NHTW.

Nhìn vào B/S ta thấy các assets của NHTW được finance từ cột liabilities, nhưng cột nợ này từ đâu ra? Assets của NHTW tăng lên do nghiệp vụ cho vay NHTM (như OMO, Tái cấp vốn, chiết khấu, Swap, cho vay qua đêm thanh toán điện tử liên NH, thấu chi, ở Fed còn có thêm một số công cụ khác như mua các MBS, toxic asset, term auction credit, cũng như mua cả những coporate bond của chính các NHTM), mua TPCP làm tăng Asset.

Tiền đâu để mua kỳ hạn trên OMO (Repo), tái cấp vốn, chiết khấu (thể hiện qua OMO, Refinancing, discount outstanding loans nằm trong dòng 7, nghiệp vụ POMO outstanding nằm trong dòng 1 và 2), đặc biệt là những lúc thanh khoản căng thẳng hoặc thực hiện CSTT mở rộng hoặc mua ngoại tệ (như mua USD của SBV)? Tiền có sẵn từ cash account, thiếu thì sử dụng ở các khoản nhận tiền gửi của BTC, bán TPCP hoặc repo Trái phiếu CP/Tín phiếu NHTW, thiếu nữa thì in, in ở đây vô cùng đơn giản (nếu được thông qua) là NHTW chỉ việc ghi Có vào tài khoản tiền gửi của NHTM tại NHTW (ở VN là gửi tại Sở GD NHNN) thông qua nghiệp các nghiệp vụ trên (chủ yếu là OMO, Fed thì vừa rồi là mua tài sản), tức là TK tiền gửi Deposits tăng lên (cột Nợ của CB), đồng thời, lúc này bên Có (Assets) sẽ tăng lên một khoản tương ứng (bằng cách tăng Loans, Treasury…), cứ thế, nếu thiếu thì phải in và tín dụng, cung tiền ra nền kinh tế lớn lên theo số nhân tiền tệ (MM) (ngoài ra, có thể vay nước ngoài thông qua một swap line với một số đồng tiền dự trữ được) Khi các hợp đồng mua kỳ hạn đáo hạn, TS và Nợ đều giảm xuống một khoản tương ứng. Nếu mua kỳ hạn (ngắn) thì NHTW không gặp nhiều rủi ro về biến động giá trị tài sản, nhưng nếu mua hẵn (outright) thì sẽ có (như Fed), bởi, ví dụ, sau khi mở rộng bơm tiền bằng việc mua một khối lượng lớn các GTCG (outright), đến khi áp lực lạm phát tăng lên, và CSTT thắt chặt thực thi, LS tăng lên, giá (price) của khối tài sản này giảm xuống, lỗ! Việc càng in tiền thì quy mô bảng B/S càng lớn lên, chính điều này sẽ gây áp lực lạm phát lên trong tương lai (như Fed hiện tại)

Ngoài ra, ta thấy mục rất quan trọng và lớn là Bank deposits (bao gồm cả DTBB và tiền gửi vượt DTBB, ở VN, là tiền NHTM duy trì ở account tại SGD và NHNN Tỉnh). Mặc dù trên nguyên tắc, quỹ DTBB như là một quỹ bảo hiểm chung mà các NHTM góp, SBV có trả Lãi suất/thấp, thì sử dụng nó sẽ khó khăn hoặc không được sử dụng nó, nhưng, trong trường hợp đặc biệt, quỹ này có thể sẽ được sử dụng – quỹ thanh khoản thì sẽ hỗ trợ thanh khoản cho bộ phận NHTM khó khăn.

Cuối cùng, một NHTW phải có vốn tự có, được cấp, như SBV vừa rồi được tăng vốn lên 10 nghìn tỷ để đáp ứng các nhu cầu hoạt động và ổn định tài chính, vốn càng lớn, tất nhiên khả năng ứng phó trước những tình hình bất ổn càng cao. Nguồn vốn này cũng được tích lũy thông qua lợi nhuận được giữ lại. Nhắc đến Vốn CSH và nợ, thì liên tưởng đến Leverage! (mức leverage của Fed còn cao hơn của….Bear Sterns lúc phá sản!)

Liquidity Trap? Phần nào có thể hình dung điều này từ sự tăng lên của account bank deposits (dòng 10) và dòng 1 và 2. (Tiền được NHTW bơm cho hệ thống lại được gửi ngược trở lại vào NHTW mạnh chứ “chưa chịu” ra thị trường để thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng thông qua credit! Chú ý, có những thời điểm, banks deposit account tăng với một lượng lớn hơn số tiền mà Fed in ra! Vậy tiền đó đến từ đâu? Đó là các khoản tiền gửi offshore từ bên ngoài vào Fed – đơn giản, lúc khủng hoảng, có lẽ Fed là an toàn nhất!)

Cũng chính việc quản lý tài sản có – tài sản nợ như trên bằng công cụ điều tiết mức độ cost and availability of funds (tức lãi suất và khối lượng cung ứng) khác nhau sẽ tạo ra được thu nhập cho chính NHTW. Năm vừa rồi, Fed lời to. Không biết NHNN VN thế nào!

Profit & Loss, Bảng P/L như thế này:

Lợi nhuận được tạo ra từ các khoản trả lãi và thu lãi như một NHTM khi thực hiện nhận tiền gửi và cho vay (với các định chế TC, BTC,…) cũng như các khoản đầu tư (TPCP, các TS khác như MBS, Cổ phần – giải cứu các công ty, NH bằng cách bơm tiền mua lại CP, Swap,…)

Năm vừ rồi Fed lời to (xem thêm ở đây), tuy nhiên rủi ro là rất lớn. Vấn đề ở chỗ, khối lượng Ts khổng lồ của Fed sẽ giảm giá mạnh khi Ls tăng lên. Đặc biệt là khối lượng bonds. Theo đánh giá, khối lượng tài sản Fed đang nắm giữ có kỳ đáo hạn bình quân là trên 6 năm với (maturity distribution). Với một duration như vậy, nhạy cảm với lãi suất rất lớn, tức là nếu lãi suất tăng lên 100bps, price của Ts sẽ giảm đi khoảng 6% (giả sử duration tương đương với modified duration vì lãi suất chiết khấu 1 năm đang rất thấp), với leverage của Fed rất cao 53x, thì chỉ cần 1/3 con số Ls tăng lên trên (khoảng 33bps) sẽ hết vốn!

Taxpayer Subsidy, đây là một mục đặc biệt (tự tính) để đánh giá những hoạt động của NHTW, có sự tham gia tài trợ từ người nộp thuế trong việc ổn định thị trường tài chính, ngân hàng (như khủng hoảng)

Ở bảng trên, ta thấy có mục đặc biệt là Taxpayer Subsidy, tức là mục chiếm dụng tiền của người nộp thuế trong việc thực thi các CSTT của mình. BTC phải trả lãi cho khoản nợ (TPCP) cũng chính là người nộp thuế phải trả, thu nhập của NHTW mang về sẽ cấn trừ một phần vào khoản này, nếu NHTW có lãi càng lớn thì người nộp thuế càng có lợi (như năm 2010 ở bảng ở trên).

Nhìn sang Việt Nam, trước đây, trong một thời gian dài, NHNN đã thực hiện CSTT với một LS Chính sách (Tái cấp vốn, chiết khấu, OMO) thấp hơn rất nhiều so với lợi suất TPCP (mà BTC/người nộp thuế) phải trả, mức thấp hơn này cũng vào khoảng 3 – 4% (như có thời điểm LS OMO chỉ 7%, Lợi suất TPCP vào khoảng 11 – 12%/năm) Điều này phần nào mang lại lợi ích lớn cho hệ thống NHTM (tương đương hỗ trợ một phần lãi suất quá lớn, hay cũng có thể nói là cho không NHTM, NHTM mua TPCP sẽ được hưỡng lợi từ vay tiền NHNN, cũng từ đó, việc phát hành TPCP của BTC thành công hơn – và đây chính là một trigger point của lạm phát: monetizing debt! Và rõ ràng, nếu hiện tại trên B/S của SBV, SBV nắm càng nhiều bonds thì …in tiền càng lớn). Nhìn trên bảng P/L của NHNN, sẽ thấy được thu nhập của NHNN sẽ mất đi một phần bằng khoản chênh lệch Ls này, mất đi, đó là mất đi lợi ích của người nộp thuế (bởi lợi nhuận nếu có của NHNN thuộc NSNN). Có nghĩa là, đã chuyển tiền từ thuế của người dân vào túi NHTM?

Như vậy, có thể tính rằng, chi phí thực tế của người dân phải gánh chịu là lớn hơn rất nhiều bằng việc kích thích người mua TPCP (NHTM) thông qua thêm một cơ chế từ SBV? (Tức là trả cho NHTM thêm một khoản lợi tức nữa). Điều này cũng có nghĩa là âm thầm cố gắng thực hiện những vấn đề mà người dân không chấp nhận (rủi ro, lợi nhuận đầu tư, đặc biệt là đầu tư công). Chính vì thế, nói rằng, NHTM (ai được lợi từ chênh lệch lãi suất ở trên) là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát cũng không sai, và cũng là đẩy LS nền kinh tế lên cao? Còn nếu nói về việc, lợi suất TPCP như một Benchmark rate thì ảnh hưởng càng lớn hơn đến giá các assets khác trong nền kinh tế, trong quyết định đầu tư (discount rate cao hơn) và như vậy, thời gian trước, mức rủi ro của  VN không thấp như nó vốn có.