1. Một khi nguồn vốn được phân bổ đúng chỗ, tức là lãi suất cao quá sẽ không được sử dụng – vì không hiệu quả, không có sự tranh giành vốn, người dân sẵn sàng gửi những kỳ hạn dài hơn, cải thiện hệ thống NHTM bằng việc cải thiện rủi ro trong chênh lệch kỳ hạn… Lãi suất sẽ giảm, thanh khoản ổn định, lạm phát cao sẽ không xuất hiện với chu kỳ “dày” hơn, dư địa công cụ CSTT sẽ hiệu quả hơn trước các cú shock trong tương lai…Trần lãi suất hay trần…vốn? – Viết lan man nhân đọc bài này liên quan đến lãi suất và khu vực DN vừa và nhỏ – có thể là DN tư nhân! (Không biết có nên post!)

2. Vấn đề NHNN đã thất bại trong điều hành lãi suất bởi không lường trước được các yếu tố cốt lõi của hệ thống NHTM: thanh khoản và chênh lệch cơ cấu kỳ hạn. Việc tăng LS để chống lạm phát không bao giờ là chủ trương sai cả. Trong thực tế, điều này sẽ hoạt động hài hòa và nhịp nhành với một hoạt động OMO bơm/hút hài hòa. Nhưng hiện tại thì không. Đó là thất bại của CSTT.

NHNN đã thực hiện những công cụ gì? Đó là lãi suất (Tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất OMO), là hạn mức tín dụng (rất ít các NHTW sử dụng), là Cung tiền – thông qua bơm/rút trên OMO. Về cơ bản, thắt chặt CSTT tất yếu sẽ là: lãi suất cao đi cùng với cung tiền co lại, không gì phải bàn cãi! Và cũng như điều hành CSTT dựa vào một mục tiêu, hoặc là cung tiền, hoặc là lãi suất. Cái bàn cãi của chúng ta là vừa muốn giảm được cung tiền (và cung tín dụng) trong khi lại muốn lãi suất…thấp để cứu các DN, cứu nền kinh tế. Quả là đẩy NHNN vào một lối đi mà theo tôi, quá khó khăn cho tất cả các NHTW trên thế giới, cho dù thể chế, thị trường tài chính của họ có phát triển đến mức nào (về mức độ thuận tiện, dư địa để thực hiện các công cụ của họ).

Điểm khó trong năm nay và chiến dịch thắt chặt lần này là chúng ta bắt đầu từ một mức khởi đầu với lãi suất khá cao, để rồi không thể cao hơn nữa! Chúng ta bắt đầu bằng một mức cung tiền có thể nói là cao nhưng vẫn vừa đủ với quy mô cần tiền của nền kinh tế để rồi một sự cắt giảm, dù là nhỏ cũng gây nên tổn thương! Thế thì phải đánh giá lại vì sao như thế? Tức là vì sao lãi suất cao vẫn lạm phát cao, vì sao cung tiền cao vẫn …vừa đủ (với khu vược kinh tế tư nhân). Để đơn giản trả lời cho câu hỏi này, chỉ có thể gói gọn trong một vài câu rất ngắn nhưng hết sức phức tạp và không phải để giải quyết ngày một ngày hai. Đó là, lãi suất cao mấy cũng sử dụng (vay được) và nhu cầu vốn để tăng trưởng – có nghĩa là tăng trưởng dựa vào tăng vốn – tức là không có vốn sẽ không tăng trưởng được. Lãi suất cao mấy cũng vay được, vốn có cung cách mấy cũng vừa đủ, thử hỏi, doanh nghiệp tư nhân nào chấp nhận, cổ đông nào chấp nhận điều này, nhà đầu tư nào chấp nhận được điều này? Người chấp nhận được điều này chỉ là người làm thuê, tư vấn và hưởng lợi từ điều mà họ tư vấn cho những ông chủ nhưng không phải là chủ, bởi chủ là đất nước – chung nên không ai quản lý và chịu trách nhiệm. Điều tôi muốn nói là các tập đoàn, các doanh nghiệp nhà nước, về đầu tư là đầu tư công. Họ không có khái niệm lãi suất (giá của đồng tiền), không có khái niệm về nguồn vốn và thặng dư vốn (vì dư, hay dễ dãi cấp vốn, thì sẽ có dự án ngay!) cùng với những đặc ưu được bảo vệ (rent-seeking) và cuối cùng là tạo nên hiện tượng crowd out, tức là giành hết vốn của xã hội, hệ thống NHTM không thể cấp vốn đủ, lãi suất tất yếu sẽ cao cùng với cái rủi ro dòng vốn đó quay trở lại hệ thống NHTM (thanh khoản)

Hãy thử nhìn sang TTCK, với lãi suất cao như vậy, với nguồn vốn khó khăn, hơn 700 DN đã giảm giá thậm tệ, đã chịu nhiều áp lực về hoạt động, người đại diện cho chủ phải giải trình, chịu trách nhiệm trước cổ đông, cũng bởi, họ không thể hiện quả trước lãi suất như thế, lãi suất cao thì không thể vay, chưa có kế hoạch mở rộng hiểu quả thì không thể vay… TTCK liên tục sụt giảm (bỏ qua yếu tố đòn bẩy, hay tâm lý vĩ mô, nguyên nhân sụt giảm vẫn là cái gốc cơ bản để mua cổ phiếu: lợi nhuận của DN)

Nói như vậy để thấy rằng, một khi thời cơ không thuận lợi (lãi suất, vốn) thì DN sẽ hạn chế mở rộng hoạt động SX, cắt giảm chi phí, chờ thời cơ. Tức là tổng cầu sẽ giảm (về vốn, đầu tư)

Nhưng lĩnh vực công thì không. Vốn vẫn tiêu, vẫn tăng, mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm tỷ lệ cao, hiệu quả không cao, nhưng vẫn không (chịu) giảm, lại chuyển phần trách nhiệm này về phía DN tư nhân, DN niêm yết đang hoạt động quả theo cái cách gọi là cơ chế lãi suất cao, giảm tín dụng (tôi nói chuyển phần này về phía DN tư nhân, bởi ai cũng biết rằng, LS cao, tín dụng có eo hẹp thì khu vực công, Nhà nước vẫn được tiêp cận không thay đổi, thể hiện qua cắt giảm đầu tư công trong thời gian qua không là bao, mà có thực hiện cho đến khi gọi là triệt để trong tình hình này thì hệ thống DN tư nhân đã không còn có thể tồn tại, lúc đó, hệ lụy khác đã xuất hiện)

Về tổng tiền trong nền kinh tế, dù có cắt giảm thế nào, thì cũng cần ít nhất cho hoạt động kinh doanh, như dòng máu trong cơ thể, phải đủ mới hoạt động được. Vừa qua là thế, cắt giảm đến mức thiếu hụt (khu vực kinh tế tư nhân).

Công cuộc chống lạm phát, có thể trong ngắn hạn sẽ giảm (đạt hiệu quả), nhưng không giải quyết được vấn đề chiếm dụng (đặc quyền) vốn như trên thì sẽ tiếp tục xuất hiện trỡ lại trong ngắn hạn thôi, nền kinh tế cũng dễ tổn thương nhất, như một vị chuyên gia có nói trong thời gian gần đây là chu kỳ lạm phát cao xuất hiện thường xuyên hơn! Lãi suất cũng biến động theo ở mức cao, cùng với đó là lượng tiền gửi sẽ tập trung vào các kỳ hạn ngắn thôi, đó là điều tất yếu để hạn chế rủi ro, không ai an tâm gửi kỳ hạn hạn dài, điều này càng gây áp lực lên hệ thống NHTM.

3. Lãi suất cũng vậy, cung tiền cũng thế. Chúng ta đã tăng cung tiền quá mạnh trong gần một thập kỷ qua, tăng cao nhưng giá trị kinh tế tạo ra không tăng tương xứng, thì phải tiếp tục tăng tiền mới tăng trưởng được! Không tăng, chắc chắn sẽ suy thoái, và hiện tại như thế. Nhắc đến đây để thấy cần mềm dẽo và không vội vã duy ý chí trong công cuộc chống lạm phát và sau đó là tái cấu trúc nền kinh tê này. Cần phải bơm tiền ở mức vừa đủ, nền kinh tế sẽ không chịu nỗi nếu bình quân 10 năm trước đó tăng 20 – 30%/năm, nay lại giảm xuống còn một nữa! Chính phủ, BTC, NHNN nên dành thời gian rà soát lại dòng tiền (cung tiền) để từ đó, phân bổ lại dòng tiền hơn là tăng tăng giảm giảm theo kiểu giật cục dựa trên một mặt bằng như nhau này nếu muốn một tương lai ổn định hơn, bền vững hơn. Nhưng điều này không dễ, vì liên quan đến vấn đề lợi ích. Trong đợt thắt chặt lần này, có lẽ khu vực tư nhân, hoạt động hiệu quả bị tác động lơn nhất, có thể nói là một mười – một hai so với khu vực còn lại. Thế nên mới không nền cào bằng và chú trọng bài toán phân bổ vốn.

4. Trần lãi suất? Không cần! Thực sự là không cần, NHNN nên thực hiện tốt công cụ thị trường mở, bơm/hút tiền linh hoạt để bảo vệ cái mục tiêu (level lãi suất) của mình, lãi suất huy động, cho vay sẽ điều chỉnh, bởi, cung tiền, thanh khoản đã giảm đến mức độ giới hạn của nó. Nếu áp trần, huy động hay cho vay cũng sẽ bị lách, trần huy động đã thế, thì cho dù có là trần cho vay cũng thế thôi, NHTM không thể làm khác hơn nữa và sự việc càng thảm họa hơn nữa nếu NHNN kiểm soát chặt chẽ đến mức cao nhất trần lãi suất (tức NHTM sẽ không lách được) bởi họ sẽ phá sản. Cùng với vấn đề này, NHNN đồng thời tăng cường giám sát thanh khoản của hệ thống NHTM, đặc biệt nhất là cơ cấu chênh lệch kỳ hạn, hơn là những tỷ lệ kiểu tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay/huy động…