Tags
Bloomberg hôm trước dẫn nhiều báo cáo đánh giá đầu tư vào trái phiếu ngoại tệ của VN mang đến lợi nhuận cao. Nhưng đó là phần thưởng cho việc chịu high risk để có high return!
* Việc giảm lợi suất đến từ nỗ lực kiềm chế lạm phát của VN, dự trữ ngoại tệ đang tăng rất mạnh cùng với cán cân thương mại cải thiện đáng kể. Việc sụt giảm lợi suất còn đến do yếu tố toàn cầu: Việc phân bổ lại/tái cơ cấu danh mục đầu tư đã hướng đến khu vực thị trường mới nỗi do trái phiếu của khối Eurozone không còn là riskfree với lợi tức hấp dẫn. Các nhà đầu tư bond của VN chủ yếu là các Quỹ, một số bank, bảo hiểm và quỹ hưu trí (như đợt phát hành 1 tỷ USD bond của VN lần trước, tới 73% là các quỹ, 10% bảo hiểm và quỹ hưu trí, 7% là các ngân hàng). Có một thời gian trước, giới đầu tư trong nước cũng náo nhiệt “săn” trái phiếu ngoại tệ.
Những đánh giá cao về lợi nhuận tôi không cảm thấy tự hào, nhưng CDS đang giảm mạnh là một nỗ lực cần ghi nhận. Theo thông tin trên, CDS loại 5year đã giảm 124bps trong năm nay!
* Trái phiếu lên giá là dịp rất tốt, rất tích cực để hỗ trợ nguồn vốn dài hạn cho phát triển đất nước (cho chính phủ và cho cả doanh nghiệp, bởi lãi suất sẽ giảm xuống thay vì ở mức quá cao như trước đây – chính phủ phát hành cũng gần 7% (của TPCP VN vừa phát hành đợt rồi), với doanh nghiệp cũng vào khoảng 11%/năm (như của HAGL)!
Hiện tại, nhiều DN VN bắt đầu kế hoạch phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế, đây tất nhiên là điều tốt (nếu làm được)
Giá TPCP Việt Nam trên thị trường quốc tế:
Nguồn dữ liệu: ishare, JP bond fund
Ta thấy giá tăng rất mạnh trong tháng 2 vừa qua (khi tình hình vĩ mô tiến triển rất tốt) – tăng khoảng 7% và Từ đầu năm đến nay, tăng khoảng 10%! Lợi suất trong tháng 2 giảm rất mạnh từ 6,49% xuống 5,29% hiện tại.
Ghi chú:
1. Giá trái phiếu tôi lấy ở trên là Trái phiêu Chính phủ ở trên phát hành vào tháng 1/2010, đáo hạn vào 29/1/2020 với giá 98,576 tại mức lợi suất 6,95% (Spread: UST10 + 332.7 bps), tổng mệnh giá 1 tỷ USD, Par value là 100.000 USD. Coupon rate 6,75%/năm, loại này trả coupon 2 lần/năm, semi-annual). Trong đợt phát hành này, tỷ lệ bid-to-cover là 240% (một tỷ lệ rất cao), tổng cộng có tới 200 tài khoản đăng ký mua với tổng số lượng lên đến 2,4 tỷ USD (56% đến từ Mỹ, 28% từ Châu Á và 16% từ Châu Âu). Trái phiếu này được niêm yêt tại SGX
2. Giá ở chart trên là giá “sạch” (clean price), giá thanh toán (Invoice Price/dirty price) phải cộng thêm Accrued Interest. Giá được thể hiện thông qua tỷ lệ % so với mệnh giá (Par value), ví dụ, giá 109,25 (hoặc 109 ¼) là bằng 109,25% so với mệnh giá. Giá cao hơn 100 khi yield (lợi suất) cao thấp hơn so với coupon rate (đối với coupon bond)
3. CDS giảm 124 bps (kỳ hạn 5 năm) có nghĩa là ít tốn hơn khoản chi phí 1,24 triệu USD cho việc phát hành 100 triệu USD để bảo hiểm cho rủi ro phá sản, tất nhiên tính vào trong lợi suất mà người đi vay phải trả.
anh Nghĩa, cái mục số 2 trong ghi chú của anh. anh có ghi “Giá cao hơn 100 khi yield (lợi suất) cao hơn so với coupon rate (đối với coupon bond)” —> Hình như anh Nghĩa ghi nhầm đúng k? Em thấy giá cao hơn 100 khi yield nhỏ hơn coupon rate chứ anh?
Giá cao hơn 100 khi yield (lợi suất) cao hơn so với coupon rate (đối với coupon bond).
Thấp hơn mới phải chứ nhỉ?
@Minh Khôi & Hoa Ha: Đúng là tôi gõ nhầm. Đã sửa.
O dau cost of capital re thi borrow thoi. Cai quan trong la which types of VNese companies to issues bonds. Private: ok. State-owned: not sure if they can be efficient enough to pay back. Another issue: borrow de lam gi? Vi` thieu thanh khoan de borrow (bi pushed into the corner, this type of borrow should not be encouraged) hay borrow de invest (this type of borrow should be encouraged).
Voi yield cua VNese bonds around 10% : wonder how they can pay back? The reason to issue bonds then may be reasoned from the fact of being pushed into corner.
Chào anh Nghĩa,
Hiện tôi thấy có luồng ý kiến cho rằng cần phải kích thích tăng trưởng tín dụng. Cá nhân tôi thấy rằng nếu các nhà làm chính sách mà làm điều này thì có lẽ kịch bản lạm phát sẽ sớm lặp lại.
Nếu nói ngân hàng đang thừa vốn, tại sao họ không giảm lãi suất đầu ra?
Anh có thể cho biết ý kiến về vấn đề này k? Liệu Kích thích tăng trưởng tín dụng có thích hợp với hệ thống NH VN vào thời điểm này không?
Thanks anh.
@qknguyen: Quan điểm của tôi thế này.
1. Lạm phát bao nhiêu là chấp nhận được? Nên, khi nào sẽ “sợ” lạm phát. Ví dụ, lý thuyết kinh tế vĩ mô vẫn cho rằng, cần phải có lạm phát mới tăng trưởng được. Đó là sự đánh đổi, trong ngắn hạn và dài hạn (toàn dụng), ví dụ đánh đổi ngắn hạn như đường cong Phillips,..Quốc hội “chốt” số lạm phát dưới 1 con số, tăng trưởng ở mức level 6%. Cho nên, trên chủ trương này, nếu lạm phát có khả năng xuống thấp trong tương lai, trong lúc kinh tế không tăng đến mức mục tiêu, tại sao lại không kích thích?
2. Lạm phát sớm lặp lại? Quan điểm của bạn ngụ ý rằng, lạm phát bắt nguồn từ cung tiền (hiện tượng tiền tệ). Điều này là hoàn toàn chính xác nếu… tín dụng không hiệu quả và sai lệch. Chúng ta trước giờ tăng tín dụng, trong giai đoạn thắt chặt nhất cũng vẫn có quan điểm tăng tín dụng vào một số khu vực (ví dụ hỗ trợ SX, nông nghiệp,.. Tổng thể cả năm nay vẫn target ở mức 15%.
3. Ngân hàng thừa vốn? Ai thừa? Toàn hệ thống hay chỉ một bộ phận? Lãi suất giảm hay không nên suy luận bắt đầu tư vì sao lãi suất tăng và cao như thế. Nếu xử lý không tốt các vấn đề vĩ mô, chúng ta vẫn có thể bị rơi vào “bẫy”.
4. Kích thích hay không? Theo tôi thì tín dụng không ra được nền kinh tế là một thảm họa. Tức là tín dụng phải tăng. Còn thích hợp (với tình hình NH hiện tại) hay không, thì phải xem tín dụng cung ứng cho nền kinh tế ra bằng cách nào và ai là kênh phân phối chủ lực thì NHNN đã và đang làm điều này (ví dụ, phân nhóm G12, phân 4 nhóm NH, rồi các quy định về an toàn và giới hạn tín dụng,…)
Hi anh Nghĩa, em đang tìm hiểu về BCTC của ngân hàng. Anh Nghĩa cho em hỏi, nếu một ngân hàng bán trái phiếu để book lợi nhuận (lời/lỗ) thì phần lợi nhuận đó được hạch tóan vào đâu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vậy anh? Em cám ơn anh
– Thu nhập lãi thuần
– Thu nhập dịch vụ
– Thu nhập kinh doanh ngoại hối
– Thu nhập mua bán chứng khoán kinh doanh
– Thu nhập mua bán chứng khoán đầu tư
– Thu nhập đầu tư dài hạn
– Thu nhập khác
@Thư: Cái đó tùy vào chính sách đầu tư vào bond ban đầu của ngân hàng. Phân ra 3 loai: Chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.
Bond là loại chứng khoán, thu nhập của nó (lãi coupon và chênh lệch giá – nếu có) thì được hạch toán vào tài khoản ban đầu được phân loại.
Nếu mua bond và bán “giữa chừng” thì hạch toán vào chứng khoán kinh doanh.
Vì thu nhập gốc cuối cùng của bond là bằng mệnh giá, trong khi giá mua lúc NH mua thì có thể cao or thấp hơn mệnh giá (face value), nên lúc hạch toán phát sinh bond (lúc mua bond), ngân hàng đã có sự phân bổ giá trị chênh lệch này từ ban đầu. Lúc bán “giữa chừng” (nếu không phải loại giữ đến ngày đáo hạn), chênh lệch giá được xem là lãi/lỗ đó là hoạt động kinh doanh chứng khoán.