Tags

, , , ,

Lan man theo lãi suất, vốn khả dụng và lưu thông dòng tiền. (tiếp theo vấn entry GDP ở mức thấp, thanh khoản tốt, lạm phát trong xu thế giảm mạnh, nhưng lãi suất không thể giảm). Bắt đầu từ tuyên bố lấp lững về yếu tố quan trọng nhất để giảm lãi suất đó là i) Lạm phát (thể hiện qua CPI) giảm, và ii) thanh khoản hệ thống được cải thiện. Lạm phát đang trong xu thế tích cực và không vượt ra ngoài mục tiêu chung, trong khi đó thanh khoản hệ thống được cải thiện. Nhưng ngay khi cả hai vấn đề đó đều đạt điều kiện thì NHNN cũng không thể giảm lãi suất như mong muốn!

* Giảm lãi suất hai lần trong vòng môt tháng, trong lần giảm  1 điểm % này, bao gồm lãi suất Tái cấp vốn, Tái chiết khấu, lãi suất overdraft và Trần lãi suất. Ngay sau đó tiếp tục giảm lãi suất trên OMO. Lãi suất tín phiếu phát hành được giảm mạnh hơn, giảm 1,25 điểm phần trăm ở 3 loại kỳ hạn. Điều này cho thấy sự thận trọng (như nói hôm trước) và quyết tâm giảm lãi suất cho vay. Chủ ý là phải đẩy được tín dụng ra nền kinh tế với lãi suất giảm dần.

Điều ngạc nhiên hơn là lãi suất liên ngân hàng (các NH vay mượn lẫn nhau) thấp hơn rất nhiều so với lãi suất OMO, lãi suất tín phiếu, đã thấp hơn rất nhiều so với lãi suất huy động (bởi thế cũng đã có thông tin một số NH thông qua công ty sân sau gửi vốn thỏa thuận với NH khác!)! Vốn khả dụng dư thừa, cao hơn rất nhiều so với dự trữ, lãi suất liên ngân hàng (nơi cung cấp thanh khoản giữa các NH) thì thấp hơn rất nhiều so với lãi suất OMO, lãi suất tín phiếu, nhưng lãi suất cho vay (và huy động) vẫn không giảm, tín dụng không tăng. Vậy NHNN muốn rút hay bơm? Sự thận trọng hay lưỡng lự?!

Tín phiếu phát hành nhiều quá không phải hay trong môi trường thế này, bởi càng làm ách tắc dòng vốn trên liên NH (lãi suât thấp) đến với các NH thực sự cần (những NH này đang là đối tượng cản việc giảm lãi suất huy động trên thị trường 1), càng làm cho các NHTM dư thừa vẫn duy trì được thu nhập mà không lo đến chuyện giảm lãi suất cho vay để giải phóng lượng tiền dư thừa, cũng càng cũng cố cho quan điểm phòng thủ thanh khoản một cách thoải mái (vì vẫn đảm bảo thu nhập)…

Tôi nghi ngờ phát hành tín phiếu đây là giải pháp (ưu ái NH) hỗ trợ chi phí để giúp các NH cân đối giảm lãi suất cho vay (nhớ lại kỳ phát hành tín phiếu 20.300 tỷ trước cũng được trả lãi suất cao ngất ngưỡng) mà tất nhiên là NHNN sẽ e ngại và nhiều sức ép nếu công bố thẳng thừng hoặc giải pháp thay thế là trả lãi suất cho dự trữ bắt buộc (IORR)

* Cũng vì thừa tiền lớn nên rất lãng phí? Như tôi đã nói, quản lý vốn khả dụng vô cùng quan trọng trong việc ra các quyết sách điều hành CSTT, đặc biệt là thị trường OMO. VN lại là một đặc thù khi lấy mục tiêu trung gian là lượng tiền (MB và M2) và mục tiêu hoạt động là tác động lên vốn khả dụng (thông qua bơm rút tiền OMO, phát hành tiền, dự trữ bắt buộc). Trong các loại mục tiêu hoạt động, loại này nhanh, mạnh nhưng dễ dàng để lại các cú shock, nhưng nó hoàn toàn phù hợp với môi trường mang tính thị trường yếu và cơ chế truyền dẫn CSTT hiệu quả không cao. Cũng vì thế, nên rõ ràng, chúng ta không có kinh nghiệm hướng mục tiêu đến lãi suất (thay vì lượng tiền), chúng ta lung túng trong việc điều hành các công cụ để đưa mặt bằng lãi suất về mục tiêu!

Đợt này lại khó khăn, khi hệ thống NH phân hóa cao với thanh khoản của một số tổ chức kiệt quệ. Tôi nói một số vì lượng vốn khả dụng vẫn rất dồi dào.

Nhưng nếu nhìn vào đó, tôi nói lãng phí, bối rối và hết cách cũng không thừa khi vốn khả dụng vượt mức cần duy trì cao mà lãi suất không thể giảm! Thông thường, trong môi trường chống lạm phát, vốn khả dụng duy trì thường xấp xỉ (hoặc cao hơn nhưng không nhiều, khoảng 5%) vốn khả dụng yêu cầu – thường bằng DTBB, trong thông tin vừa rồi, vốn khả dụng tăng cao (và duy trì trong thời gian dài) tới hơn 30% (thông tin tổng vốn duy trì bình quân 60 nghìn tỷ, cao hơn dự trữ bắt buộc khoảng 15 – 20 nghìn tỷ) so với mức yêu cầu làm một điều cần đặt dấu hỏi khi lãi suất không giảm.

Điều này liên tưởng đến một môi trường rất khó khăn là Liquidity trap! Nói điều này hơi lạ, vì đa số đều nghĩ đến những quốc gia lãi suất cực thấp như Nhật (thập niên 90) hay Mỹ vừa rồi – khi NHTW chủ ý tăng cung tiền, tăng thanh khoản để giảm lãi suất thực nhằm tăng tín dụng cho nền kinh tế – để tăng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng và cuối cùng là tăng GDP giảm thất nghiệp, nhưng mục tiêu cuối cùng (GDP, việc làm) không tăng, mục tiêu trung gian (M), số nhân tiền tệ giảm mạnh và tiền quay vào lại tài khoản NHTW mặc dù mặt bằng lãi suất đã thấp hết mức! Liquidity trap cũng xảy ra trong trường hợp ngược lại, khi tiền gửi ở NHTW quá cao trong khi lãi suất thị trường không giảm xuống mức mục tiêu, số nhân tiền tệ giảm mạnh (tức MB tăng nhưng tín dụng và M2 không tăng/giảm). (VN? Tuy nhiên, như VN sẽ không bao giờ xác nhận là đã rơi vào “Trap” vì lý do đầu tiên là định hướng tăng liquidity (cung tiền/tín dụng) để tăng GDP, việc lạm; giai đoạn này chúng ta chưa bao giờ xác nhận, nên không có định hướng tăng cung tiền thì không thể gọi là dính bẩy được)

Xảy ra điều này chỉ có thể là do rủi ro nền kinh tế quá lớn (lựa chọn nghịch, chênh lệch thông tin, tài sản đảm bảo yếu, triển vọng phát triển bị nghi ngờ,…) được đánh giá từ phía NH. Giải quyết vấn đề này bằng CSTT (bằng chỉ riêng cung tiền, lãi suất) sẽ bị hạn chế và có thể phải trả giá (cần nhiều thời gian hơn). Nên kết hợp với non-monetary policy.