Tags

, , , , , , , , ,

Với công cụ này:

  • Điều tiết dòng vốn trên thị trường vốn ngắn hạn
  • Công cụ lãi suất tham chiếu và,
  • Hỗ trợ thiết lập (giữ) được lãi suất mục tiêu mà SBV mong muốn, đồng thời duy trì sự ổn định trên liên ngân hàng
  • Thêm tài sản thanh khoản cao và tốt trên bảng TKTS của NHTM.

* Sau khi  tuyên bố trong phiên họp trước, SBV đã tiến hành phát hành tín phiếu với kỳ hạn linh hoạt (28 ngày lãi suất 11,5%/năm, 81 ngày 12%/năm và 182 ngày lãi suất 12,5%/năm). Theo tôi đánh giá lãi suất của đợt phát hành này khá hấp dẫn, đặc biệt đối với một số NH có lượng vốn dồi dào.

Đánh giá trên tổng thể, SBV đã cho tín hiệu rằng, vốn khả dụng đang dư thừa, để trung hòa lượng vốn này, phát hành tín phiếu là “khá mềm” nếu so với dự trữ bắt buộc (cho dù có trả lãi suất cao). Ưu điểm của Tín phiếu đó là tính tự nguyện (khác với lần bắt buộc trước) và các NH bid một cách thuận tiện thông qua hệ thống giao dịch của mình.

* Trong trường hợp như lần này, tôi đánh giá cao sự “khai thông” đúng lúc. Lần trước, tôi cho rằng nên bỏ trần lãi suất hoặc nhanh chóng bỏ trần (sau khi đã áp trần 13%) để khơi thông dòng vốn – khi luôn có sự phân hóa và tắc nghẽn giữa hai nhóm NH, trong lúc đó, các trigger point thì phía NH kém vẫn cứ sẵn sang kích hoạt khiến lãi suất luôn duy trì rất cao, do họ không thể điều hòa dòng tiền của một một cách nhanh chóng được, nhưng vẫn chưa thể bỏ được. Tức là, dòng tiền trong thị trường không thể chảy sang chỗ trủng theo đúng nghĩa của nó, trong khi nhóm thiếu thanh khoản vẫn phải luôn chờ đợi sự cung ứng tiền từ SBV. Lần phát hành tín phiếu này, có lẽ, ý định sẽ cho dòng vốn khả dụng dư thừa chảy sang chỗ trũng bằng cách “vòng sang” SBV – tức là, lấy vốn trên thị trường, nuôi thị trường mà không “in” thêm tiền. (tức chỉ việc hạch toán chuyển mục Deposits của các TCTD – cái gọi là “vốn khả dụng dồi dào” sang tài khoản Reverse repos)

Vốn dồi dào một phần do SBV tiến hành mua khá mạnh USD trong thời gian vừa rồi. Trong khi đó, trên OMO, tình hình cung ứng vốn rất nhịp nhàng và không bơm mạnh, cho dù outstanding loans duy trì khá ổn định ở mức hơn 12 nghìn tỷ. Trên thị trường tái cấp vốn, lượng vốn được rót cho các NHQD theo tìm hiểu của tôi là không tăng thêm, tuy nhiên, một số NH kém đã có sự tiếp sức.

* Hiệu quả thế nào thì phải chờ, bởi thị trường (NH) chưa có “thói quen” với nghiệp vụ theo chiều “ngược lại” này, trên bảng TKTS không có mặt của “tài sản” này.

Tôi hy vọng, điều này sẽ được duy trì như một tiền lệ để khơi thông dòng vốn trên thị trường, cũng là thêm một công cụ điều tiết và tham chiếu trên thị trường. Thị trường TPCP thuộc loại trung dài hạn, tín phiếu được xem như là công cụ ngắn hạn với tính thanh khoản cao và phản ánh loại lãi suất ngắn hạn mà ngân hàng trung ướng muốn thiết lập, cũng là kênh test rất nhạy các phản ứng ngắn hạn của thị trường (thanh khoản, lạm phát, lãi suất…). Đây là một hoạt động rất hợp thời, thậm chí trong mọi điều kiện (dù thắt chặt hay nới lỏng) vẫn nên duy trì. Có thể nói, nếu duy trì tốt, SBV đã mặc định thiết lập cho mình một cơ chế điều hành khung lãi suất chính sách “Trần và sàn” – đó cũng là một khung lãi suất mục tiêu hướng lãi suất mục tiêu của mình dễ dàng đạt được hơn – lãi suất thị trường tiền tệ sẽ được tác động để di chuyển trong “khung” này và đảm bảo được sự ổn định.

Lãi suất lần này được SBV thiệp lập spread từ 50bp đến 150bp (11,5% và 12,5% sell outright) so với 13% repo (OMO) cho thấy khá thận trọng trong việc…hút tiền! Đặc biệt so với lãi suất liên ngân hàng cùng kỳ hạn! Trong khi vẫn duy trì được mức “lời” khá tốt so với việc Tái cấp vốn!

* Cũng nói thêm, đây là nghiệp vụ ngược lại với nghiệp vụ phổ biến trên OMO bấy lâu nay. Nghiệp vụ OMO với việc SBV mua kỳ hạn (bid) GTCG của các NHTM gọi là Repo (trên bảng TKTS của SBV, phía Tài sản), còn nghiệp vụ phát hành tín phiếu qua OMO lần này có thể gọi là Reverse “Repo” (trên bảng TKTS của SBV, phía Nợ) (Tôi để trong ngoặc kép chữ Repo vì thực chất lần này không phải repo mà là sell-outright, tức mua lại tại thời điểm đáo hạn của “paper”).

Việc NDH thông tin là “Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có một vài phiên phát hành tín phiếu với kỳ hạn 364 ngày, tuy nhiên khối lượng trúng thầu thực tế chỉ đạt tổng cộng dưới 2.000 tỷ đồng” có lẽ là không chính xác với bản chất lần này. Việc phát hành tín phiếu các lần trước (khối lượng trúng thầu rất ít do lãi suất quá thấp) là phát hành tín phiếu cho Kho bạc Nhà nước thông qua SBV. Còn lần này, SBV là chủ thể phát hành.

Xem thêm: Compulsory billCentral bank Balance sheet