Tags

, , ,

* Cơ hội để giảm lãi suất: Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại cho đợt giảm lãi suất này. Nếu chỉ căn cứ vào việc giảm 1 điểm % của Ls, thì cho rằng đó là một đợt nới lỏng. Theo tôi, quan trọng là ở việc  tín dụng thực tế có tăng và tăng thế nào, dòng tiền chảy đi đâu, NHNN có còn duy trì được định hướng CSTT và van tín dụng/cung tiền trong năm hay không. Trong đó, tín dụng vào đâu là rất quan trọng. Trong môi trường này, định hướng được dòng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, vào các doanh nghiệp tốt, kích thích sản xuất, khơi thông dòng tiền lưu thông, luân chuyển nhanh hơn thì không có áp lực lên lạm phát. Mặt khác, lãi suất sau khi giảm đi 1 điểm phần trăm thì vẫn còn ở mức rất cao và phải cần đưa lãi suất xuống thấp hơn nữa. Một điều lo lắng, đó là, tín dụng thực tế cho tăng trưởng là bao nhiêu, nếu như nhìn vào con số lãi suất trong năm 2011 duy trì ở mức trên rất cao (khoảng 20%), tín dụng năm nay tăng 15% thì còn thấp hơn con số lãi vay phải trả cho khoản tín dụng năm trước.

Theo tôi, thời điểm hiện tại là cơ hội để giảm lãi suất, nếu không, có thể muộn và tác dụng không lớn. Đó là, xu hướng lạm phát giảm khá mạnh (cả core và headline) đã tác động vào kỳ vọng của người dân, của các thành phần kinh tế. Trong khi đó, yếu tố đẩy lãi suất vào cuộc đua là thanh khoản đã dư thừa. Lãi suất liên NH thấp một cách rất nhanh, lợi suất TPCP giảm mạnh thể hiện kỳ vọng lạm phát giảm và xu hướng điều hành chính sách theo hướng giảm lãi suất.

Khối lượng trái phiếu trên bảng TKTS của NHTM tăng rất nhanh và cao, đặc biệt cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng nguồn vốn trong thời gian qua. Điều này trên quan điểm phân bổ tài sản, thì i) Tài sản thanh khoản tăng mạnh và ii) Phân bổ tín dụng đã và đang theo định hướng thu hẹp. Do đó, về tín dụng ra thị trường, NHNN đã bớt áp lực cho dù tăng cung tiền (làm tăng thanh khoản nhưng tín dụng hạn chế ra nền kinh tế – có nghĩa, áp lực lên lạm phát ít hơn) và tăng cung tiền thông qua kênh OMO hoặc TCV, CK với kỳ hạn lưu thông linh hoạt thì có tác dụng tăng rất mạnh về thanh khoản và giúp giảm lãi suất nhanh hơn (TPCP là tài sản chính để tham gia OMO). Nếu kết hợp với giảm lãi suất cung ứng tiền từ OMO, TCV, thì có nghĩa lãi suất sẽ giảm mạnh hơn nữa.

* Cơ cấu lại tín dụng. Hệ thống tín dụng của VN cần phải “cơ cấu lại”, do đó, những công cụ lãi suất không phát huy hết tác dụng mà phải kèm theo biện pháp về trần tín dụng. Trong thời gian trước, tín dụng đã tăng quá mạnh, trong tình hình như hiện tại, trần tín dụng ra đời là một công cụ hợp lý và tạo điều kiện rất lớn trong việc điều hành của NHNN. Với trần tín dụng, thì cho dù NH có huy động được bao nhiêu tiền với giá (lãi suất) như thế nào, cũng chỉ cho vay được một mức nhất định, do đó, danh mục tín dụng sẽ ưu tiên khách hàng tốt nhất, đây là điều tối quan trọng. Do đó, nếu NHNN đẩy mạnh bơm tiền với giá rẽ cho hệ thống NH này, lãi suất sẽ giảm ngay, trong khi chất lượng tín dụng sẽ ngày càng tốt lên. Với NH yếu, đã được khoanh vùng, họ không có cơ hội phát triển tín dụng kém cũng như tác động đến việc kích hoạt đẩy lãi suất huy động lên.

* Tỷ giá ổn định là hỗ trợ lớn: theo tôi, lãi suất USD đang ở mức rất thấp, điều hành chính sách tỷ giá đã tạo được niềm tin (kỳ vọng), nếu lãi suất VND có giảm thêm cũng còn trong mức đủ hấp dẫn để không giảm bớt niềm tin vào tiền động (kể cả niềm tin và suất sinh lợi). Còn về phía cầu, lãi suất VND giảm xuống sẽ làm giảm nhu cầu vay USD – vốn đã gây áp lực lớn lên tỷ giá trong những chu kỳ đáo hạn các khoản vay USD trước đây. Lãi suất thực VND có giảm (do giảm Ls hiện tại), nhưng trong tương lai (kỳ vọng) – tính theo năm, thì chưa hẵn!

* Do đó, theo tôi, NHNN nên “tranh thủ” giảm mặt bằng lãi suất xuống bằng việc giảm lãi suất điều hành (lãi suất chính sách từ 1 đến 2 điểm %), đồng thời tăng liều lượng cung ứng tiền linh hoạt trên kênh OMO, TCV và Chiết khấu cho hệ thống NH. Đông thời, xem xét bỏ nhanh trần lãi suất huy động.

Đôi lúc, quá nhiều Chính sách kết hợp với nhau mà không tận dụng được ưu thế của từng loại, sẽ tạo nên sự ách tắc của dòng tiền và đẩy cả hệ thống vào sự khó khăn, bế tắc, vòng luẩn quẩn! (Như, trần lãi suất huy động (nhưng không nghiêm) + hạn chế cho vay + siết cung ứng tiền cung ứng + không hạn chế lãi suất cho vay + lãi suất chính sách ở mức rất cao trong khi yêu cầu lãi suất cho vay giảm và nâng cao thanh khoản hệ thống!!!…Còn về mặt kỳ vọng, người dân sẽ nghĩ thế nào nếu yêu cầu họ giảm đòi hỏi và kỳ vọng về lãi suất tiền gửi vào NHTM trong khi các loại lãi suất chính sách còn ở mức rất cao/thậm chí cao hơn yêu cầu của họ, và NH cũng thế, yêu cầu giảm lãi suất vay trong khi các lãi suất chủ chốt “chưa dám” giảm), tỷ giá sẽ được kỳ vọng và đặt niềm tin như thế nào nếu chỉ dựa vào lãi suât cao để giữ sự ổn định (của đồng nội tệ)?….