Tags

, ,

* Weekend post: tuần này đăng lại hai bài “dạy lại cách làm toán” của tác giả Nguyễn Vạn Phú (xem) và Ts. Phạm Đỗ Chí (xem). Các vấn đề tổng thu, tổng chi, thâm hụt, tổng thu nhập trên đầu người (GDP per capita), lạm phát, nominal exchange rate hay vấn đề dòng tiền thực (real)…thực ra tôi nghĩ, không phải quá khó để không hiểu, vấn đề là “chúng ta đang tự lừa dối mình” thôi! Chúng ta dễ dàng vượt kế hoạch khi con số kế hoạch và con số thực hiện ở hai mặt bằng khác nhau (lạm phát và tỷ giá), đó là vấn đề tạo chỉ số.

* Cùng một tăng trưởng thực (real growth) là 7%, nhưng lạm phát là 7% và tăng trưởng danh nghĩa (nominal 14%, tính gần đúng) thì chúng ta có một GDP bằng VND hiện tại rất cao, 4,8% của khoản này lại càng cao,  các vấn đề vĩ mô mất cân đối được tạo ra từ  “black hole” vài % này, mặc dù tỷ lệ có thể có giảm so với trước đó! Vì tạo nên con số 4,8% đó là một số tuyệt đổi bội chi NSNN được phòng lên vì cả Thu và Chi đều phòng lên.

“Cơ chế giữa số bội chi tuyệt đối cao và lượng cung tiền cao hàng năm chính là mối liên hệ mật thiết giữa chính sách tài khóa và tiền tệ gây ra lạm phát cao ở Việt Nam từ nhiều năm nay…”

Tác giả Phạm Đỗ Chí nhắc đến vấn đề in tiền tài trợ thâm hụt bằng cách phát hành TPCP lợi suất thấp nhưng được “hỗ trợ” bằng Ls TCV và OMO thấp: monetizing debt mà tôi cũng có nhắc nhiều lần (như: Central bank balancesheet hay Monetizing debt hay Debt trap)

“….tính chất của khoản chi tiêu đầu tư tài trợ bởi phát hành trái phiếu chính là mối liên hệ căn bản giữa chính sách tài khóa và tiền tệ hàng năm đã gây ra lạm phát cao và bị “làm ngơ” vì cách trình bày thực hiện ngân sách hiện nay: đây chính là nguồn tài trợ thất thu ngân sách hàng năm bằng hệ thống ngân hàng…”

* Tác giả NVP thì liên tưởng đến thu nhập trên đầu người tăng cao (do GDP danh nghĩa tăng cao) nhưng có khả năng giảm năng lực cạnh tranh đối với hàng ngoại (tỷ giá) và giá nhân công (lương danh nghĩa tăng cao). Nhưng, có thể cái giá thiết Nominal exchange rate được “giữ ổn định” là không tưởng nếu duy trì lạm phát như cũ!

Updated 04/02/2012: Tiếp tục vấn đề Bội chi và in tiền của tác giả Phạm Đỗ Chí: Chống lạm phát: Tiền tệ hết bài, tài khóa ở đâu? Ở đây, tác giả kiến nghị giảm cả Tỷ trọng bội chi (vs. GDP) và giảm cả số tuyệt đối Thu và Chi NSNN.