Tags

Đây là hai cấu trúc của một thị trường tổng thể, thị trường tài chính, và không thể tách rời. Tất nhiên, để kinh tế phát triển, yêu cầu phải có thị trường tài chính phát triển và phát triển dựa vào một cấu trúc tài chính nhất định như Dựa vào ngân hàng làm trung tâm (cấp tín dụng): Bank based financial system hoặc dựa vào thị trường chứng khoán: Market based financial system (huy động vốn thông qua Cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm khác). Cấu trúc nào cũng dựa vào ưu điểm: Cung cấp vốn, phân bổ vốn, giám sát và sàng lọc của các trung gian tài chính (NHTM, CTCK) cũng như năng lực giám sát, tạo lập các chuẩn mực để đảm bảo sự ổn định của thị trường (SBV, SSC, MOF,…)

Thúc đẩy kinh tế phát triển phải dựa vào sự phân bổ vốn và sàng lọc, chuyển nguồn lực vốn từ tiết kiệm sang đầu tư, từ hiệu quả kém sang ưu tiên hiệu quả tốt,.. Sự phân bổ này, ở các nước đang phát triển, luôn bắt đầu từ việc lấy NH làm trung tâm, phát triển hơn mới đến TTCK. NH làm trung tâm cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế có mặt tích cực, xong cũng không phải là đủa thần và những nhược điểm của nó có thể đánh sập cả một hệ thống tài chính: đó là vấn đề minh bạch, hiệu quả giám sát sử dụng vốn và rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, hệ thống tài chính dựa vào thị trường mang đến cách nhìn nhận hiện đại hơn về giám sát đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn và tính minh bạch cao hơn.

Ở VN vẫn đang lấy hệ thống NHTM làm cấu trúc chủ đạo, nguồn vốn cung cấp chủ yếu đến từ NH, và đã phát triển rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ chỗ “ăn lông ở lỗ” – vay vốn từ người thân, gia đình, bạn bè cùng chí hướng, chuyển sang mọi nguồn vốn đều tìm đến NHTM, làm tín dụng tăng trưởng quá mạnh và không đi kèm với chất lượng & năng lực quản lý, giảm sát, rủi ro đạo đức,…đã đẩy hệ thống NHTM vào vùng nguy hiểm (như hiện tại). Chức năng sàng lọc hoạt động không hiệu quả. Điều này đã dấy lên một số ý cần tái cấu trúc toàn diện hệ thống NHTM (đặc biệt làm gắt thực hiện luật phá sản và cắt giảm số lượng)

Những thước đo cơ bản quả cấu trúc tài chính “dựa” vào banks hay dựa vào TTCK là Độ sâu tài chính: Tín dung/GDP và Vốn hóa TTCK/GDP, Tiền gửi/GDP… so sánh đơn giản ở VN (Loans/GDP khoảng 126.7%, Equities Market Cap/GDP khoảng 36.7%, Bonds/GDP khoảng 15.1%), TTCK chưa là gì cả dù đã có bước phát triển vượt bậc từ 2007 đến nay [và đang ở trong quá trình (tầm nhìn) đến 2020 về phát triển TTCK,…Nhà làm chính sách đã “hướng con mắt” sang TTCK thay vì cứ tập trung vào các NHTM như việc ban hành các quy định về tính minh bạch, điều kiện niêm yết, sản phẩm, giám sát – xử phạt, tạo lập thị trường cụ thể với các điều kiện rõ ràng hơn như thị trường trái phiếu riêng biệt, cổ phiếu (big vs small size),…]

Cấu trúc nào tốt hơn không quan trọng, quan trọng là thực hiện chức năng huy động vốn, phân bổ và sàng lọc tốt, đảm bảo sự lành mạnh và ổn định của cả hệ thống tài chính tổng thể (như Nhật, Đức, Pháp, Brazil, Ấn độ,…có thể gọi là Bank based, trong khi đó, Mỹ, Anh thuộc Market based financial system). Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào năng lực điều hành của nhà quản lý, người làm chính sách (như SBV, MOF, SSC), đặc biệt là cơ chế truyền tải hiệu quả trong việc điều hành chính sách (như CSTT và chính sách ổn định thị trường tài chính, ie. Cách tác động của CSTT đến hệ thống NHTM và TTCK,…)