Tags
Lập cái entry cập nhật về Nợ công và nợ nước ngoài của VN. Các thông tin liên quan:
- Nợ nước ngoài: Một năm tăng gần 4,6 tỷ USD (VnEconomy)
- Ứng xử với nợ: Vay nước ngoài hay vay trong nước? (VnEconomy)
- Hậu họa nợ công và bài học từ “lưỡi dao” S&P! (VnEconomy)
- Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát (BĐT)
- Cần kiểm soát, hạn chế nợ công từ bây giờ (SGTT) – ý kiến của…Vũ Viết Ngoạn, tân Chủ tịch UBGSTCQG
- Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát (SaigonTimes)
- Nợ công tăng nhanh: Rủi ro và thách thức (VS, VM)
- 6 tháng, bội chi ngân sách trên 30 nghìn tỷ đồng (VT, SGT)
- 6 tháng đầu năm: Huy động khoảng 42.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ (CafeF)
Một số điểm ghi nhận:
* Tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đến năm 2010 là 32,5 tỉ USD, tăng 4,5 tỉ USD so với mức 27,9 tỉ USD năm 2009, tổng số dư nợ nước ngoài năm 2010 chiếm 42,2% GDP, so với tỷ lệ năm 2006 là 31,4%.
Nợ nước ngoài trong năm 2010 tăng nhanh về cả số lượng và các khoản thanh toán, tỷ lệ shortterm pledging giảm mạnh khi dự trữ ngoại hối yếu đi (tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn đang xuống thấp, năm 2007 tỷ lệ này là gấp gần 102 lần thì cuối năm 2010 chỉ còn chưa đầy 2 lần.
Đặc biệt, năm 2010 vay khoảng 5.6 tỷ (5.3% GDP), trong khi thanh toán (gốc + lãi + phí) tăng đến 30% so với năm trước (1.67 vs 1.29 tỷ)
* Sống ở VN nhưng nợ ngoại tệ của chúng ta từ external hay domestic đều tăng rất nhanh, áp lực lên tỷ giá chắc chắn tồn tại lâu dài (trong khi luôn trade deficit và budget deficit, hay gọi là twin deficit)
“Với ý nghĩa là khoản vay để bù đắp bội chi ngân sách, theo công bố của Bộ Tài chính ngày 1/4 năm nay, là vào khoảng 5,6% GDP, thì vay nước ngoài năm 2010 của Việt Nam có vẻ tiếp tục vượt trội so với vay trong nước.“
Tuy nhiên, tôi thấy chưa hẵn đã vì bù đắp bội chi, ap lực tỷ giá và nguồn lực ngoại tệ yếu (dự trữ yếu) có thể đã khiến cho nhu cầu vay nợ ngoại tệ tăng lên, đặc biệt một phần tác động từ tốc độ tăng tín dụng ngoại tệ trong nước quá lớn trong nhiều năm liền (năm 2007 hơn 100%, 2008 gần 20%, 2009 khoảng 50%, 2010 gần 60%, H12011 cũng hơn 20%, xem thêm). Chứ chưa hẵn đã do bội chi NS lớn. Điều này lại là một vòng lặp đẩy nhau đến tình hình càng xấu hơn.
“Có điểm trùng hợp là ở những giai đoạn thị trường ngoại hối xuất hiện căng thẳng, hiệp định vay vốn nước ngoài thường được thông qua. Năm 2010, dự trữ ngoại hối cũng ghi nhận sự sụt giảm lớn, theo một số ước tính có thể lên đến 4 tỷ USD, còn năm 2009 trước đó thì ghi nhận mức thâm hụt tới 8,8 tỷ USD”
* Interest rate: Nhìn chung là nợ có lãi suất thấp, nhưng có một số khoản neo theo Libor và Euribor (hiện tại lãi vay chưa cao do chính sách Ls thấp của Mỹ, nhưng tương lai thì chưa biết). Đáng chú ý là tốc độ tăng của các khoản vay có lãi suất cao: Có trên 2,15 tỷ USD dư nợ có lãi suất từ 3% đến dưới 6%, tăng tới 43% so với năm trước; lãi suất từ 6-10% có tổng dư nợ trên 1,89 tỷ USD, gấp hơn hai lần năm 2009. Điều này liên quan đến Downgrade của các CRA trong năm trước.
* Debt/GDP, tỷ lệ nợ chưa phản ánh nhiều, có lẽ quan trọng hơn như bài bào viết là cấu trúc thu nhập pledging cho món nợ này (GDP và tính dễ tổn thương thương của các thành phần kinh tế), tính dễ tổn thương thì tỷ lệ nợ thấp cũng đáng lo ngại. Về nợ công trong nước, TPCP nằm trong tay hệ thống NHTM thì nếu xảy ra khủng hoảng nợ, tính công phá sẽ ghê gớm hơn (lúc này chỉ có thể phải in tiền và in tiền).
Trong nợ chính phủ, có nợ nước ngoài, nếu nợ nước ngoài tăng lên, nhưng trong nước, lạm phát tăng cao mà SBV giữ được tỷ giá (vốn bị overvalued) thì tỷ lệ nợ không tăng tương ứng, làm cho cảm giác tỷ lệ debt/GDP thấp, bởi thu nhập quốc nội được phình lên do lạm phát. Trong khi “lực” trả nợ không tăng lên. Sức ép lên tỷ giá càng lúc càng lớn
Related articles
- Viet Nam USD denominated bonds (Eurobond, schedule payment)
- “Finding the Tipping Point–When Sovereign Debt Turns Bad”
Dear NghiaTQ
chào anh em mới đọc bài Debt burden của anh. anh có thể phân tích thêm về tác động nợ công lên hoạt động NHTM ko ạ?
e cám ơn a rất nhiều
Anh Nghĩa có comment gì về vấn đề nợ xấu NH đang có nguy cơ tăng mạnh trước áp lực đình đốn sản xuất này không? :
Các tổng – con cưng của Nhà nước, đc vay vốn dễ dàng:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/08/6-thang-dau-nam-evn-lo-3-500-ty-dong/
http://www.batdongsan24.com/xem-tin/14/64/3874/HUD-Song-da-ViCem-keu-lo-nang.html
http://dvt.vn/20110408033124312p0c69/det-may-va-thuy-san-cang-xuat-khau-nhieu-cang-lo.htm
http://cafef.vn/20110728013628402CA36/ho-viglacera-kinh-doanh-giam-sut-6-thang-dau-nam.chn
Với các công ty lớn trong lĩnh vực BDS: gần đây HAGL và QCGL đều báo cáo lỗ. Các công ty khác thì Chi phí/Doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ…
Về phân loại nợ của VN anh thấy có gì bất cập không? vì nợ xấu từ nhóm 3 muốn chuyển lên nhóm 5 còn cần 1 khoảng thời gian khá dài, thậm chí ngay cả khi nó đã thực thuôc nhóm 5 rồi.
Thêm vụ khoanh nợ của vinashin thì xếp luôn vào nhóm 5 à anh? em cũng chưa bít các NHTM xử lý khoản này thế nào nữa.
Mong anh cho ý kiến để em học hỏi với ^ ^
@ Đốc tờ Hải: Về chuyển nhóm nợ. Theo hướng dẫn của NHNN thì có 2 cách chuyển: Định tính hoặc định lượng. Đối với định lượng thì thời gian chuyển nhóm nợ giống như anh Hải nói. Tuy nhiên, NHNN vẫn cho phép các NHTM được xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để phân loại nhóm nợ và phải trình NHNN xem xét, ý kiến và chấp thuận. Hiện nay đa phận các ngân hàng đều có hệ thống này, và áp dụng hệ thống này để phân loại nợ (kết hợp giữa định tính và định lượng). Mặc dù không thể hoàn toán chính xác và phụ thuộc vào nhân viên chấm, nhưng vẫn được xem là tốt hơn so với chỉ dựa vào định lượng (thời gian quá hạn) và giúp ngân hàng quản lý hiệu quả hơn.
Nợ xấu lại tập trung nhiều ở ngân hàng nhỏ, theo nguyên tắc “phân tầng khách hàng” trong matketing.
Có vẻ bức tranh kinh tế đình đốn đang ngày một rõ ràng hơn. Trước khi các khoản nợ xấu đó nở rộ gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội, rồi khó khăn về thanh khoản cho hệ thống NHTM thì NHNN phải nhanh tróng đưa ra biện pháp nhằm giảm mặt bằng lãi suất xuống. Năm nay thắt chặt trong thời gian khá dài so với 2008, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.
Các con cưng của nhà nước không cứu không được, vì nó quá big to die, lại dây mơ với một loạt nhóm lợi ích nữa.
Nhưng cứu thì làm chậm quá trình cải tổ, nhóm DN nhà nước vốn có hiệu quả kinh doanh thấp, icor cao gấp đôi nhóm tư nhân, lại được nhiều lợi thế trong tiếp cận vốn vay… càng nuôi đám này lâu thì càng nặng nợ.
Nợ xấu của nhóm DN BĐS cũng đang dần hiện ra. HAGL và QCGL thời oanh liệt trước đây biết bao NH hỗ trợ, các khoản vay lớn của các NH lớn cho các chú này chắc cũng đang lo sốt vó.